Xem thêm định nghĩa về Scrum Master
https://khoaphambk.com/scrum-master-la-gi-tim-hieu-cac-vai-tro-chinh-cua-scrum-master/
Scrum là một framework về quy trình và quản lý giúp giải quyết các vấn đề phức tạp, nhưng vẫn đảm bảo tính hiệu quả, sáng tạo và sản phẩm được tạo ra phải đạt được giá trị cao nhất. Nó khuyến khích các team học hỏi qua thực nghiệm, tự tổ chức khi giải quyết vấn đề, cũng như phản ánh những mặt đạt được và thiếu sót để từ đó từng bước phát triển.
Sức mạnh của Scrum nằm trong cả cách tiếp cận, triết lí, cho đến cấu trúc và các biện pháp thực hành cụ thể. Ba trụ cột (hay ba chân) của Scrum là Tính minh bạch, Sự thanh tra và Sự thích nghi. Đây chính là phần lõi của khung làm việc Scrum, thiếu bất cứ trụ cột nào trong số này đều khiến khung Scrum không còn hoạt động đúng nữa. Đây là phần lõi cùng với lí thuyết quản lí thực nghiệm tạo nên phần hồn của Scrum, cùng với các vai trò, sự kiện, quy trình, tạo tác và các quy tắc tạo nên khung xương cho Scrum. Mọi thiết kế, quy tắc, hoạt động của Nhóm Scrum về cơ bản là xoay quanh ba trụ cột đó.
Khung làm việc Scrum yêu cầu thông tin (vấn đề, giải pháp, sáng kiến) được minh bạch và thông suốt cho toàn bộ nhóm (hoặc cao hơn là mức độ tổ chức), nhằm mang lại khả năng ra quyết định tối ưu nhất để hoàn thành công việc, đạt hiệu quả cao nhất. Trong quá trình phát triển sản phẩm, Scrum luôn đảm bảo nhóm phát triển tích cực tìm kiếm thông tin (vấn đề, giải pháp, ý tưởng…) thông qua cơ chế Thanh tra đều đặn và liên tục (trong Scrum Hằng ngày, Sơ kết Sprint, hay họp Cải tiến Sprint); từ đó mở đường cho các chiến lược và hành động Thích nghi, nhằm thích ứng với các thay đổi (nội bộ hoặc từ bên ngoài), đạt năng suất tối ưu, mang lại lợi ích tối đa.
Minh bạch (Transparency)
Trong quá trình phát triển, các thông tin liên quan đến dự án phải được minh bạch và thông suốt. Các thông tin có thể là: mục tiêu dự án, yêu cầu khách hàng, tiến độ công việc, các rào cản khó khăn,…
Ngoài ra, các yếu tốt này cần phải được định nghĩa theo một tiêu chuẩn để người quan sát có thể hiểu những gì họ thấy theo cùng một cách.
Giám sát (Inspection)
Các hoạt động trong quá trình thực hiện dự án phải được thường xuyên giám sát và đánh giá tiến độ để phát hiện kịp thời các sự cố không mong muốn.
Thích nghi (Adaption)
Thích nghi trong bối cảnh này chính là phải liên tục phát triển. Tất cả mọi người luôn phải đặt ra câu hỏi trong đầu: “Liệu chúng ta có làm tốt hơn ngày hôm qua hay không?”. Các sự điều chỉnh cần phải được thực hiện ngay khi có thể để giảm thiểu tối đa các vấn đề cũng như sự sai lệch của dự án.
Một bình luận trong “3 trụ cột của Scrum”