Lập trình Frontend cần học những gì

Lập trình frontend là công việc sử dụng các ngôn ngữ HTML, CSS và JavaScript để giúp tạo ra giao diện của các ứng dụng hoặc websites dành cho người dùng. Không chỉ vậy, một lập trình viên frontend phải đảm bảo giao diện viết ra tương thích với nhiều loại thiết bị khác nhau cùng với việc tối ưu hóa trải nghiệm người dùng; vì thế đòi hỏi những kiến thức chuyên sâu liên quan đến ngôn ngữ lập trình, các thư viện, framework sử dụng. Bài viết hôm nay chúng ta cùng nhau đi trả lời cho câu hỏi lập trình frontend cần học những gì để đáp ứng được yêu cầu công việc nhé.

Nhắc đến Frontend là nhắc đến 3 trụ cột chính xây dựng nên giao diện ứng dụng hay websites gồm HTML, CSS và JavaScript. Ngoài ra có rất nhiều thư viện, framework đang được sử dụng phổ biến giúp tạo ra những giao diện đồng nhất và tối ưu hóa công việc của một lập trình viên. Trước hết, Frontend Developer cũng giống như các lập trình viên khác đều cần được trang bị kiến thức cơ bản về lập trình cũng như các kỹ năng, công cụ làm việc teamwork hay quản lý task. Sau khi nắm được những kiến thức này, bạn hãy bắt tay vào học để trở thành một lập trình viên Frontend theo các đầu mục dưới đây nhé.

Kiến thức về HTML

HTML cơ bản: HTML viết tắt của Hypertext Markup Language hay ngôn ngữ đánh dấu được sử dụng để tạo ra các Website. Sử dụng thành thạo các thẻ tag có sẵn giúp bạn xây dựng được bộ khung cho website của mình.

Semantic HTML:  cách viết HTML sử dụng các thẻ HTML ứng với nội dung được chứa trong nó chứ không phải sử dụng các thẻ theo cách mà chúng ta muốn nội dung trong đó được hiện thị. Một số thẻ phân chia nội dung như section, article, nav, aside, main, header, footer.

Forms Validations: HTML có sẵn Form Validation (xác thực mẫu) mà không cần sử dụng JavaScript để thực hiện như định dạng số, text, email hay ràng buộc bắt buộc nhập, nó sẽ giúp cải thiện hiệu suất website của bạn nếu biết sử dụng đúng cách.

HTML chuẩn SEO: cấu trúc trang Web chuẩn SEO giúp tăng thứ hạng website trên kết quả tìm kiếm. Sử dụng các thẻ title, meta description, thêm các thuộc tính alt dành cho các thẻ media như img hay video.

Kiến thức về CSS

CSS cơ bản: CSS viết tắt của Cascading Style Sheets là ngôn ngữ sử dụng để tìm và định dạng các phần tử được tạo ra bởi các ngôn ngữ đánh dấu như HTML. HTML kết hợp CSS tạo ra giao diện website hoàn chỉnh với đủ màu sắc, font chữ, hiệu ứng, …

Responsive Design: một website tạo ra cần đối ứng (đáp ứng) trên nhiều loại màn hình với kích thước khác nhau. Thiết kế HTML phù hợp kết hợp CSS giúp bạn làm điều này

Kiến thức về JavaScript

JS cơ bản: JavaScript là một ngôn ngữ lập trình được sử dụng để tạo ra các website có thể tương tác với người dùng. Nhiệm vụ của JS là xử lý các hành động tương tác của người dùng trên trang web, tạo ra các request gửi đến server-side và sau đó nhận lại kết quả, hiện thị cho người dùng. Kiến thức JS cơ bản là điều mà một lập trình viên frontend bắt buộc phải học, nó cũng là bước nền để sau đó có thể học nâng cao thêm về các thư viện, framework JS phổ biến.

Thao tác với DOM: bạn cần nắm được các xử lý với cây DOM HTML bằng JavaScript, các function tương ứng với các event và action như click, hover, drag, ..

Fetch API/ Ajax (XHR): AJAX là viết tắt của Asyncchronous JavaScript and XML là phương thức trao đổi dữ liệu với máy chủ, từ đó cập nhật lên DOM mà không cần phải reload lại trang. Đây là kiến thức cơ bản trong các xử lý cho ứng dụng web động; vì thế bạn cần nắm vững nó.

Sau khi nắm được 3 trụ cột cơ bản HTML, CSS và JS; tiếp theo bạn nên lựa chọn học những thư viện, framework dành cho Frontend; đồng thời là các kiến thức chuyên sâu hơn về các kỹ thuật xử lý đặc thù dành cho Frontend, cụ thể như dưới đây

Lựa chọn một thư viện/ framework

Bạn có thể lựa chọn những thư viện hay framework phổ biến dưới đây để học chuyên sâu hơn cho lập trình Frontend:

  • React
  • Vue.js
  • Angular

Ngoài ra cũng cần trang bị thêm kiến thức về các kỹ thuật viết CSS nâng cao, các bộ tiền xử lý CSS như Sass hay PostCSS hoặc các bộ UI có sẵn như:

  • Tailwind
  • Radix UI
  • Shadcn UI

Tìm hiểu về Module Bundlers

Module Bundlers là công cụ đóng gói các module của JavaScript, nó gói gọn toàn bộ các file js, css, images, … thành các đơn vị file, từ đó đảm bảo việc load các function, xử lý trong JS diễn ra một cách chính xác khi người dùng truy cập vào một website. Module Bundlers phổ biến như:

  • Webpack
  • Rollup
  • Parcel
  • Vite
  • Esbuild

Các kiến thức chuyên sâu khác

Tìm hiểu về các mảng Frontend chuyên sâu cùng các kiến thức nâng cao giúp bạn làm việc tốt hơn với vai trò là một Frontend Developer, một số kiến thức bạn nên tìm hiểu thêm:

  • SSR: Server Side Rendering – tạo nội dung website ở phía server
  • Progressive Web Apps: xây dựng website với trải nghiệm của native app
  • GraphQL: thao tác truy vấn dữ liệu (databases) từ Frontend
  • Desktop Applications: xây dựng ứng dụng desktop bằng các công cụ như Electron, Flutter, ….
  • Mobile Applications: học làm ứng dụng mobiles

Kết bài

Như vậy chúng ta đã cùng đi qua một lượt các kiến thức mà bạn sẽ cần phải trang bị khi muốn trở thành một Frontend Developer. Lập trình Frontend không chỉ là làm giao diện đơn thuần, nó vẫn là một ngành lập trình khó và đầy cơ hội dành cho các bạn lập trình viên. Hy vọng bài viết hữu ích dành cho bạn và hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết tiếp theo của mình.

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *