Xem thêm nội dung 3 trụ cột của Scrum
https://khoaphambk.com/2022/03/20/3-tru-cot-cua-scrum/
Định nghĩa Scrum Master
Scrum Master là một vai trò trong mô hình Scrum có: Client, Product Owner, và các Scrum Team Member (Developer). Scrum Master là người đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các thành viên trong nhóm hiểu lý thuyết, các kỹ thuật thực hành, quy tắc, và giá trị của Scrum.
Đồng thời, Scrum Master cũng là người giúp nâng cao hiệu suất làm việc của cả nhóm qua từng Sprint nhằm đảm bảo hoàn thành dự án tốt nhất.
Project Manager và Scrum Master khác nhau như thế nào
Đa phần trong các công ty làm về IT (không chỉ ở Việt Nam) đều tồn tại cả 2 vai trò cùng 1 lúc, và nhiều khi do cùng 1 người đảm nhiệm. Nghĩa là 1 người vừa có thể đóng vai trò là Project Manager (PM) trong dự án này và Scrum Master trong dự án khác, phụ thuộc vào tính chất và mô hình của từng dự án.
Ví dụ trong mô hình quản lý dự án Waterfall hoặc RUP thì người chịu trách nhiệm chính là Project Manager, còn trong mô hình Agile thì là Scrum Master. Do đó Project Manager và Scum Master cũng có những khác biệt trong cách vận hành của dự án.
Project Manager là người chịu trách nhiệm chính trong việc đảm nhận toàn bộ quá trình hoạt động của một dự án (tất nhiên là cùng với team của PM đó): từ việc lấy yêu cầu của khách hàng, quản lý được scope, làm estimation, lên kế hoạch, quản lý ngân sách và quản lý nhân sự để đảm bảo dự án luôn đạt được yêu cầu của khách hàng về chất lượng, tiến độ và điều quan trọng nữa là dự án phải có lời.
Để làm được những điều đó, PM phải kiểm tra và giám sát công việc của các thành viên và nhận diện được các vấn đề phát sinh và rủi ro để có những giải pháp xử lý kịp thời cho dự án.
Trong khi đó, vai trò của Scrum Master nhỏ hơn và thiên về điều phối, tổ chức công việc và đảm bảo cho các thành viên (Scrum Member) vận hành theo đúng mô hình Agile.
Nhiệm vụ chính của Scrum Master là lấy yêu cầu của khách hàng (trong Scrum thường là Product Owner) để chuẩn bị Product Backlog, chia các yêu cầu đó thành các Sprint và lên kế hoạch để các thành viên làm việc.
Các thành viên sẽ tự tổ chức và quản lý công việc của mình, còn Scrum Master sẽ nắm tiến độ công việc thông qua các buổi họp hàng ngày.
Ngoài ra một nhiệm vụ quan trọng của Scrum Master là phải đánh giá được năng lực của cả team và của từng thành viên sau khi kết thúc 1 Sprint và đề ra cách để các bạn cải thiện trong các Sprint tiếp theo.
Những trách nhiệm của Scrum Master
Không thừa thãi khi nói rằng Scrum Master là một vị trí chịu áp lực cực lớn, khi phải vừa đóng vai trò là cầu nối giữa khách hàng với team và phải đốc thúc team hoàn thành công việc của mình.
Một Scrum Master sẽ phải có những trách nhiệm sau đây:
- Facilitator: Scrum Master góp phần bảo vệ team mình khỏi những trở ngại, ví dụ như workload quá nặng đến từ Product Owner. Điều này sẽ giúp tạo ra một môi trường làm việc thoải mái và phù hợp với team.
- Coach: Scrum Master giúp các thành viên khám phá những điểm mạnh và điểm cần cải thiện của các thành viên. Từ đó, họ có cơ hội cống hiến tốt hơn cho tổ chức và Scrum Team.
- Mentor: Scrum Master cần biết cách để chia sẻ kinh nghiệm của mình với Scrum Team, để các thành viên hiểu được những vấn đề còn khúc mắc hay những lợi ích của Scrum với sự nghiệp của bản thân.
- Teacher: Scrum Master như một người thầy, để có thể dạy Scrum Team và các thành viên khác kiến thức về Scrum và sử dụng những phương thức khác nhau để hỗ trợ họ trong công việc
- Impediment Remover: Scrum Master cần biết cách, và biết khi nào là thời điểm mình nên giúp Scrum Team giải quyết những vấn đề đang cản trở họ trong công việc. Scrum Master nên uỷ thác trách nhiệm cho các thành viên, và nên khuyến khích team tự tìm cách vượt qua các vấn đề.
- Change Agent: Scrum Master là người tiên phong, đề xuất những sự thay đổi cần thiết để cả team hoặc tổ chức có thể cải thiện hiệu suất làm việc tốt hơn.
Cần có những tiêu chí gì để trở thành một Scum Master tốt?
- Kiến thức tốt về Scrum
Bạn cần phải hiểu rõ mô hình Scrum vận hành thế nào và hoạt động của từng Sprint ra sao. Đồng thời, Scrum Master cũng cần có hiểu biết về các hoạt động trong lập trình nói chung để hỗ trợ teammate nếu cần.
- Kỹ năng quản lý công việc và thời gian cực tốt
Scrum Master phải biết cách quản lý user story, đến backlog và cả cách meeting với team. Trong Scrum có nhiều loại meeting, và Scrum Master cần biết cách kiểm soát thời gian với mỗi loại meeting khác nhau. Ví dụ, Stand-up meeting chỉ nên kéo dài khoảng 15-20 phút và đủ để các Scrum Master cập nhật, chuẩn bị tiến độ công việc trong hôm nay và ngày tiếp theo.
- Khả năng lên kế hoạch tốt
Họ cần phải biết sắp xếp các User Story theo các thứ tự hợp lý, không để bị chồng chéo lẫn nhau bởi có nhiều User Story này phụ thuộc vào các User Story khác.
Scrum Master là một vai trò trong mô hình Scrum có: Client, Product Owner, và các Scrum Team Member (Developer). Scrum Master là người đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các thành viên trong nhóm hiểu lý thuyết, các kỹ thuật thực hành, quy tắc, và giá trị của Scrum.